Đối với những nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc xây dựng cho mình một danh mục đầu tư hợp lý là điều khá khó khăn. Do đó, bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng các danh mục đầu tư một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả qua các bước sau đây.
Bước 1: Đánh giá khả năng và mục tiêu tài chính của bản thân
Các nhà đầu tư tư nhân nên xây dựng danh mục đầu tư đa dạng nếu muốn tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này, bạn phải đánh giá được khả năng tài chính và mục tiêu lợi nhuận tương lai mới có thể xây dựng được các danh mục đầu tư. Đi vào chi tiết hơn, bạn cần xác định rõ được thời gian nào bạn sẽ có được lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình. Bên cạnh đó còn phải xác định thêm số vốn bạn cần bỏ ra để có được khoản lợi trên và làm gì để có số vốn đó.
Ví dụ: Vào năm bao nhiêu tuổi bạn có thể có được X lãi từ số vốn bỏ ra hiện tại trong khoảng thời gian Y tháng.
Lưu ý: Cách xác định, xây dựng chiến lược đầu tư của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào mục tiêu của bạn. Chiến lược đầu tư của một người 25 tuổi khác xa hoàn toàn với một người 50 tuổi.
Việc làm thứ 2 đó là xác định tính cách và khả năng mạo hiểm, chấp nhận chấp nhận mất mát của bạn. Nếu để thu được khoản lợi nhuận lớn trong tương lai, ở hiện tại bạn có thể mất một khoản tiền khá lớn, bạn có chấp nhận được hay không?
Thu được lợi nhuận lớn là mục tiêu mong muốn của nhiều nhà đầu tư. Đây là một quá trình có thể cần nhiều năm mới có thể đạt được. Nhưng nếu chỉ vì các biến động thị trường làm quỹ đầu tư của bạn giảm sút trong ngắn hạn khiến bạn mất ngủ, áp lực thì bạn cần xem xét đánh giá lợi nhuận tương lai có xứng đáng công sức bạn bỏ ra hay không.
Bạn cần đánh giá khách quan tình hình tài chính hiện tại, số lượng vốn cần bỏ ra trong tương lai và chấp nhận các tình huống xấu. Từ đây, việc xác định được hướng đi cho các danh mục đầu tư của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bước 2: Phân chia vốn vào các danh mục đầu tư hợp lý
Sau khi đã xác định được danh mục các khoản cần đầu tư, bạn cần lên kế hoạch phân bổ nguồn vốn vào các danh mục sao cho thích hợp. Bạn cần chia nguồn vốn thành nhiều phần khác nhau. Sau đó, bạn cần xác định mức độ rủi ro, lợi nhuận tương lai thế nào của các loại tài sản để có thể ước tính lượng vốn cần rót vào.
Ví dụ: Khi đầu tư, các bạn nên xây dựng danh mục đầu tư đa dạng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như một phần cho ngành bất động sản, một phần cho ngành ngân hàng, hay cũng có thể một ít cho lĩnh vực công nghệ,…Còn đối với phân bổ nguồn vốn cho đầu tư trái phiếu, bạn có chia thành các khoản đầu tư như nợ ngắn hạn-dài hạn, nợ chính phủ-nợ doanh nghiệp,…
Bước 3: Tái đánh giá, cơ cấu lại các danh mục đầu tư
Sau khi đã lên được các danh mục cần đầu tư hoàn chỉnh, bạn cần thường xuyên phân tích đánh giá các danh mục bởi vì nó có thể thay đổi theo sự biến động của thị trường. Để đánh giá có kết quả chính xác nhất bạn cần chia theo tỷ trọng của giá trị tài sản đầu tư so với tổng thể và định lượng của chúng.
Ngoài ra, bạn cũng cần xét thêm tình hình tài chính của bản thân ở hiện tại, mức chấp nhận rủi ro và nhu cầu về lợi nhuận trong tương lai mà bạn có thể tăng hoặc giảm nguồn vốn hợp lý.
Bước 4: Tái cân bằng các chiến lược
Bước này thực hiện khi các nhà đầu tư đã xác định được mã sản phẩm mình cần giảm và số lượng bao nhiêu. Ví dụ với lĩnh vực chứng khoán: Khi bán chúng đi bạn sẽ mua lại loại chứng khoán nào để phù hợp với khoản tiền lời vừa bán loại cũ. Để thực hiện được điều này bạn cần trở lên xem lại bước 2.
Khi tái cân bằng, cơ cấu lại các chiến lược danh mục đầu tư, bạn cũng cần dành thời gian đánh giá các tác động của thuế đến các loại tài sản đầu tư để có kế hoạch tái đầu tư hợp lý.
Tóm lại, xây dựng danh mục đầu tư là một điều cần thiết. Nó giúp cho các khoản đầu tư của bạn tạo ra được nhiều lợi nhuận, hạn chế được nhiều rủi ro, mất mát. Chúng tôi hy vọng qua bốn bước trên đây sẽ giúp bạn có thể xây dựng cho mình một danh mục đầu tư phù hợp.