Bàn nói chung và bàn làm việc nói riêng là đồ dùng nội thất không thể thiếu và được sử dụng trong mọi không gian làm việc. Bàn làm việc là một mặt phẳng có chân đỡ phần mặt phẳng đó, là nơi để đặt tài liệu, đồ dùng, máy tính và các vật dụng phục vụ cho quá trình làm việc. Bàn làm việc kết hợp với các mẫu ghế văn phòng được sử dụng rộng rãi trong các công ty, văn phòng, trường học, nhà ở. Bàn làm việc được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đá, sắt, inox, nhựa,…
Bàn làm việc mang lại không gian làm việc để người sử dụng đọc, viết, sử dụng máy tính, để dụng cụ và sản phẩm làm việc. Bàn làm việc cải thiện và nâng cao hiệu quả làm việc, phù hợp với điều kiện làm việc, giúp người sử dụng thoải mái, tập trung với công việc.
1. Bàn làm việc chân sắt
Đứng đầu trong danh sách bàn làm việc được ưa chuộng hiện nay là bàn làm việc chân sắt. Bàn được cấu tạo bởi hai thành phần chính là mặt bàn và chân bàn. Mặt bàn được sử dụng là mặt gỗ tự nhiên, gỗ ghép hoặc gỗ công nghiệp phủ melamine chống trầy xước. Chân bàn được thiết kế với nhiều kiểu dáng, với chất liệu bằng sắt sơn tĩnh điện, khung chân sắt giúp người dùng dễ dàng vệ sinh mà không bị ảnh hưởng bởi nước. Ưu điểm của bàn chân sắt là nhỏ gọn, tiện dụng và có độ bền cao, có khả năng chịu được những va đập từ bên ngoài nên mang lại giá trị cao cho người sử dụng, từ đó tạo ra một nguồn nhu cầu lớn trên thị trường. Hơn hết mặt bàn còn đa dạng về chất liệu và màu sắc, kiểu dáng hiện đại mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn và tạo cho chính sản phẩm này có sự cạnh tranh với những sản phẩm khác. Bên cạnh đó bàn còn được thiết kế dựa trên yêu cầu của khách hàng về nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên bàn làm việc chân sắt cũng có một số nhược điểm như có thể bị gỉ nếu không được bảo quản đúng cách và không phù hợp cho những môi trường sang trọng.
Bàn làm việc chân sắt được chia thành nhiều loại dựa vào cấu tạo chân bàn như:
Bàn chữ U: bàn chữ U đi với tên gọi của nó có chân bàn hình chữ U, kiểu dáng chân bàn cơ bản, với thiết kế đơn giản.
Bàn chữ K: với chân bàn hình chữ K tạo kiểu dáng hiện đại.
Bàn chữ Z: chân bàn chữ Z với thiết kế chắc chắn, có độ bền và chịu được lực lớn.
2. Bàn họp
Lớn hơn bàn làm làm việc thông thường thì bàn họp có kích thước dài, rộng hơn sử dụng cho số lượng người nhiều. Bàn được sử dụng trong các phòng họp, hội thảo, phòng làm việc nhóm. Chủ yếu có 2 loại bàn họp dựa trên cấu tạo đó là bàn họp gỗ và bàn họp chân sắt. Bàn họp gỗ kết hợp ghế văn phòng sẽ phù hợp với không gian sang trọng. So với bàn họp gỗ thì bàn họp chân sắt có phần bình dân hơn nhưng độ bền cao hơn, gọn nhẹ và hiện đại hơn.
3. Bàn ikea
Bàn ikea là loại bàn được cấu tạo bởi mặt gỗ, hộc gỗ hay có những loại có cả khung sắt. Thông thường sẽ có hai loại chính là bàn ikea một hộc và bàn ikea hai hộc. Tủ hai hộc chỉ gồm mặt bàn và hai hộc tủ hai đầu vừa có chức năng có hộc tủ để đồ lại vừa có chức năng chống đỡ mặt bàn.
Khác với tủ hai hộc, tủ một hộc một bên cũng là hộc tủ, bên còn lại là khung chân sắt để chống đỡ mặt bàn. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người tiêu dùng sẽ lựa chọn loại tủ phù hợp. Ưu điểm của loại bàn này là có hộc tủ để đựng đồ cá nhân, văn phòng phẩm, giấy tờ, tài liệu nhằm tăng thêm không gian cho mặt bàn, tăng diện tích sử dụng trên bàn.
4. Bàn giám đốc
Như tên gọi của nó bàn giám đốc được sử dụng cho giám đốc, những người đứng đầu điều hành công ty hay quản lý cấp cao. Bàn giám đốc sẽ có kích thước lớn hơn bàn của nhân viên và sẽ được đặt ở một vị trí thuận tiện, dễ dàng quản lý các bộ phận, giám sát công việc của nhân viên dễ dàng nhất. Bàn có nhiều kiểu dáng, chủ yếu làm bằng gỗ hoặc có thể làm bằng nhựa tạo nên sự sang trọng và uy nghiêm cho chính người sử dụng nó.
Ngoài ra, bàn giám đốc còn đặc biệt hơn vì được trang bị đầy đủ các thiết bị, có các ngăn kéo và hộc tủ to, rộng để phục vụ cho công việc. Bàn sẽ được thiết kế tùy thuộc vào không gian và chức vụ mà có kích thước to nhỏ, hình dạng, kiểu dáng khác nhau.
5. Bàn làm việc kèm hộc treo
Bàn được thiết kế như các mẫu bàn cơ bản, khác hơn là có kèm hộc tủ đính kèm bàn. Phù hợp cho cả học sinh tới nhân viên văn phòng. Bàn có hộc tủ tiện lợi nhưng hộc tủ treo thì kích thước nhỏ, phù hợp với bỏ những vật dụng, đồ dùng nhỏ.
6. Bàn làm việc có hộc rời
Có cấu tạo gồm hai vật tách rời là bàn làm việc thông thường và một hộc tủ nằm riêng biệt. Với ưu điểm nổi trội là hộc tủ có diện tích lớn, đựng được nhiều đồ và tủ rời dễ dàng di chuyển theo ý muốn của người sử dụng, cũng dễ dàng dịch chuyển để vệ sinh nền nhà.
7. Bàn chữ L
Có hình dạng khá đặc biệt, thường được lắp ghép từ hai mảnh mặt bàn để tạo thành hình chữ L. Cách lắp ghép này nhằm mục đích dễ vận chuyển đến địa điểm lắp đặt và dễ cho việc tháo ra vận chuyển địa điểm khác. Bàn tạo ra một góc vuông sẽ rất tiện lợi cho không gian nhà ở có góc vuông hướng ra ngoài cửa sổ, phù hợp cho bàn giao dịch với khách hàng và những người có nhu cầu sử dụng hai màn hình máy tính.