Tình trạng rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều hơn người trưởng thành. Căn bệnh này thường mệt mỏi và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Vậy người bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì để chữa trị? Bài viết sau đây sẽ là những thông tin chi tiết cho bạn.
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Đầu tiên, bạn cần hiểu tổng quan về căn bệnh này trước khi xác định rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì. Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não bộ xử lý thông tin cảm giác liên quan đến việc kiểm soát sự thăng bằng và chuyển động của mắt. Nếu bạn mắc các bệnh liên quan hoặc chấn thương tại khu vực xử lý này có thể dẫn đến rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình cũng có thể vì hoặc trở nên tồi tệ hơn do điều kiện di truyền, môi trường. Đôi khi trong vài trường hợp, rối loạn tiền đình có thể xảy ra không rõ lý do.
Biểu hiện của người bị rối loạn tiền đình
Các dấu hiệu thường có ban đầu của tình trạng bị rối loạn tiền đình chính là mất ngủ và cảm giác người mệt mỏi, đuối sức. Tình trạng này thường xảy ra vào lúc gần sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra và khi nhìn mọi vật xung quanh thì sẽ có cảm giác mờ nhòe, đầu óc chao đảo, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn tiền đình nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể đứng dậy được nhưng sẽ dễ mất thăng bằng rồi té ngã. Đối với trường hợp nặng, người bệnh sẽ chỉ nằm được ở một tư thế và không ngồi dậy nổi, kèm theo đó sẽ là cơn buồn nôn và có thể nôn dữ dội. Tình trạng tiền đình nặng sẽ dẫn đến mất nước, thiếu điện giải, mọi vật quay cuồng, đảo lộn.
Vậy khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì và điều bị bệnh ra sao? Câu trả lời sẽ có trong nội dung tiếp theo đây.
Cách điều trị rối loạn tiền đình như thế nào?
Để chẩn đoán tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện đang có, tiền sử bệnh và yêu cầu bạn thực hiện thêm một số kiểm tra cận lâm sàng. Một số bài kiểm tra phổ biến bao gồm:
- Các xét nghiệm cơ bản;
- Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống: xác định mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…;
- Chụp CT-Scanner sọ não, MRI sọ não
- Đo chức năng tiền đình bằng Ảnh động nhãn đồ (VNG)
Bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì?
Người bị chứng rối loạn tiền đình có thể sử dụng các nhóm thuốc như sau.
- Nhóm thuốc kháng histamin:
- Thuốc có tác dụng làm giảm chóng mặt, buồn nôn
- Nhóm thuốc có tác dụng ức chế calci
- Nhóm thuốc benzodiazepines (diazepam)
- Viên uống điều trị hỗ trợ, tăng tuần hoàn não.
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình
Bên cạnh thắc mắc rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì thì rất nhiều bệnh nhân cũng còn lo lắng liệu căn bệnh này có thể điều trị khỏi được hay không. Câu trả lời cho câu hỏi này chính là “Có”. Rối loạn tiền đình có thể chữa trị được và ngăn tránh tái phát thông qua việc theo dõi và áp dụng các phương pháp điều trị tích cực.
Rối loạn tiền đình có phòng ngừa được không?
Bên trên là những thông tin về rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì, tiếp theo đây chúng ta hãy tìm hiểu về cách phòng ngừa. Để tránh tình trạng rối loạn tiền đình tái phát hiệu quả, ngoài việc sử dụng các loại thuốc uống, bệnh nhân có thể thiết lập lối sống hành vi khoa học hơn để cải thiện sức khỏe tốt nhất. Một số phương pháp ngăn ngừa bệnh bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Xây dựng chế độ ăn uống nhiều dưỡng chất và khoa học
- Không kê đầu quá cao, sử dụng gối nằm thấp.
- Không gian phòng ngủ và chỗ nghỉ ngơi phải thoáng mát, hạn chế ánh đèn chói sáng quá mức và chống ồn ào.
- Thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên, vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải để máu huyết lưu thông tốt hơn.
- Thực hiện liệu pháp mát xa, xoa nắn vùng thái dương
- Hạn chế tình trạng căng thẳng kéo dài, nên cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.
- Tránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc từ 6 tiếng trở lên mỗi ngày.