Bệnh giang mai là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện nay và chưa có biện pháp điều trị triệt để. Hiện bệnh chỉ lây nhiễm qua con đường tình dục không an toàn. Đây là căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người và đe dọa trực tiếp đến sự sống người bệnh. Vì thế khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, bạn nên tiến hành xét nghiệm giang mai để có những phương án điều trị hiệu quả nhất.
Tại sao cần xét nghiệm giang mai
Bệnh giang mai do một loại khuẩn xoắn gây nên Treponema Pallidu, chúng chủ yếu tấn công con người qua con đường âm đạo, miệng và hậu hôn khi quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm bệnh. Bệnh có hình thái lâm sàng đa dạng và được tiến triển qua nhiều giai đoạn, phát triển trong thời gian dài hàng năm. Vì thế việc xét nghiệm giang mai là biện pháp cần thiết để kiểm soát bệnh, tránh lây lan cho những người khác.
Bệnh giang mai phát triển theo các giai đoạn chính gồm:
Giai đoạn 1: Triệu chứng phát bệnh từ 6 đến 8 tuần sau đó biến mất, với các dấu hiệu đầu tiên như loét cơ quan sinh dục ở bao quy đầu hay ở âm đạo, mô cô bé. Vết loét tròn to dạng bầu, có màu đỏ, không ngứa, không có mủ. Nếu bạn thấy biểu hiện bất thường này nhanh chóng đi xét nghiệm để có thể điều trị kịp thời.
Giai đoạn 2: Bệnh giang mai xuất hiện từ 6-9 tháng với biểu hiện cụ thể hơn như nổi vết sần, nổi ban, phỏng nước, loét da, gây viêm nhiễm cho vùng sinh dục của con người.
Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn muộn với sự nguy hiểm nghiêm trọng, vì vi khuẩn gây bệnh đã tấn công vào các cơ quan bên trong sinh trưởng và phát triển như gan, tim, cơ, não…
Trong quá trình hình thành và phát bệnh nếu giữa các giai đoạn không có triệu chứng bệnh thì gọi là đang ủ bệnh và cần được kiểm tra bằng cách xét nghiệm huyết thanh. Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn giang mai khá lâu nên chỉ có xét nghiệm mới có thể phát hiện bệnh và có phương án điều trị kịp thời.
Các biện pháp xét nghiệm giang mai chính xác
Hiện bệnh khá nguy hiểm và cũng có nhiều cách xét nghiệm phát hiện bệnh. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, bệnh đang được xét nghiệm bằng phương pháp sau:
Xét nghiệm bằng soi kính hiển vi trường tối
Cách làm này được áp dụng hiệu quả cho những người bị bệnh giai đoạn đầu, lúc này vi khuẩn chưa xâm nhập vào máu và có thể đọc được dưới kính hiển vi trường tối. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy mẫu vật khi đã loét, dịch âm đạo, niệu đạo của bệnh nhân và soi dưới kính hiển vi trường tối để phát hiện vi khuẩn.
Xét nghiệm bằng phản ứng hóa học sàng lọc RPR
Phương pháp này sử dụng cho bệnh đang ở giai đoạn 2 với cơ chế là lấy mẫu xét nghiệm tìm kháng thể trong cơ thể người bệnh nhằm chống lại sự nhiễm trùng. Từ đó giúp chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị giang mai hiệu quả nhất.
Tìm kháng thể đặc hiệu giang mai khi xét nghiệm
Lấy mẫu máu, dịch não tủy của người bệnh để kiểm tra xem có sự xuất hiện của kháng thể chống vi khuẩn Treponema Pallidum. Quá trình xét nghiệm này có 2 dạng cơ bản là xét nghiệm TPHA (TPPA) định tính, định lượng và xét nghiệm Syphilis tự động. Cả 2 phương pháp này đều nhằm tìm ra kháng thể đặc hiệu điều trị bệnh giang mai hiệu quả nhất.
Xét nghiệm máu có tìm được vi khuẩn gây bệnh giang mai không?
Để chuẩn đoán được bệnh giang mai chính xác cần đầy đủ các thủ tục xét nghiệm để tìm vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người. Xét nghiệm máu cũng là một xét nghiệm có thể kiểm tra sự hiện diện của những kháng thể chống nhiễm trùng cơ thể. Xét nghiệm mô và dịch từ vết thương giang mai trên người bệnh giúp xác định nhanh sự hiện diện của vi khuẩn Treponema Pallidum.
Vì các kháng thể giang mai tồn tại trong cơ thể ở môi trường máu, nên khi xét nghiệm máu ta vẫn có thể phát hiện bệnh giang mai thậm chí phát hiện sớm để có phương án điều trị ngay khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh từ 1 đến 2 tuần. Ngoài ra xét nghiệm máu còn biết người bệnh đã từng nhiệm vi khuẩn Treponema Pallidum hay chưa.
Hiện nay các phương pháp xét nghiệm giang mai có nhiều loại khác nhau, có thể trực tiếp tìm ra xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây bệnh cho người chính xác khi tiến hành xét nghiệm làm phản ứng với huyết thanh. Tùy vào giai đoạn khác nhau của bệnh mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, vì thế khi bạn tiếp xúc với nguồn lây nhiễm hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành làm xét nghiệm phù hợp. Hoặc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời, ngăn chặn nguy cơ lây lan và nguy hiểm đến tính mạng.