Nếu bạn là một người mới bắt đầu làm quen với công việc design chắc hẳn không ít lần phải bối rối với hệ sinh thái của nhà Adobe. Vô số những phần mềm có thể bạn mới chỉ nghe đến lần đầu mà không biết công dụng của nó là gì và hoạt động ra sao.
Adobe là gì?
Adobe được gọi là a-đô-bi là tên viết tắt, tên thông dụng mọi người thường gọi của một trong 10 tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất phần mềm trên thế giới, Tập đoàn công nghệ Adobe Systems Incorporated. Công ty do 2 kỹ sư khoa học máy tính là John Warnock và Charles Geschke thành lập vào tháng 12/1982.
Trụ sở chính của Adobe đặt ở San Jose, bang California, Hoa Kỳ
Tháng 12/ 2005, Adobe chính thức thâu tóm thành công Macromedia – đối thủ cạnh tranh của mình. Ngoài trụ sở chính, Adobe Systems còn có các trụ sở phát triển đặt tại địa điểm như Seattle – San Francisco – Massachusetts (Mỹ), Ottawa (Canada), Hamburg (Đức), Noida – Bangalore (Ấn Độ)…
Adobe có những phần mềm nào?
– Phần mềm thiết kế đồ họa
- Adobe Photoshop
- Adobe Lightroom
- Adobe InDesign
- Adobe illustrator
- Adobe Acrobat
– Phần mềm thiết kế web
- Adobe Dreamweaver
- Adobe Contribute
- Adobe Muse
- Adobe Flash
- Adobe Flash Builder
- Adobe Edge
– Phần mềm chỉnh sửa video và các hiệu ứng trực quan
- Adobe Premiere Pro
- Adobe Premiere Elements
- Adobe After Effect
- Adobe Prelude
- Adobe Spark Video
– Phần mềm chỉnh sửa âm thanh
- Adobe Audition
– Phần mềm máy chủ
- Adobe ColdFusion
- Adobe Content Server
- Adobe LiveCycle Enterprise Suite
- Adobe BlazeDS
– Phần mềm eLearning
- Adobe Captivate
- Adobe Presenter Video Express
- Adobe Connect
– Phần mềm quản lý tiếp thị số
- Adobe Marketing Cloud
- Adobe Experience Manager
- Mixamo
Giải nghĩa các phần mềm của adobe
3.1. Adobe Photoshop
Một trong những phần mềm chuyên biệt cho designer trong lĩnh vực chỉnh sửa ảnh. Adobe Photoshop có thể đưa được ảnh từ các nguồn khác nhau vào chỉnh sửa, cho ra sản phẩm ảnh tốt hơn, cắt bớt các phần thừa, vẽ theo trí tưởng tượng của bạn lên những bức ảnh… Còn rất nhiều khả năng có thể làm với Adobe Photoshop. Và nếu bạn có thời gian để học phần mềm Photoshop thì còn gì tuyệt vời hơn. Nó sẽ giúp bạn hiểu được rõ với phần mềm photoshop bạn có thể làm gì.
3.2. Adobe illustrator
Lại là một cái tên khá quen thuộc với những bạn Designer. Adobe Illustrator là một trong những chương trình đồ họa vector tạo nền tảng cần thiết cho nghề thiết kế đồ họa. Illustrator hỗ trợ tạo hình dạng cơ bản: thông qua các lệnh và công cụ, sao chép và kết hợp đối tượng để tạo nhiều hình dạng mới, chọn và thay đổi các phần trong đối tượng bằng công cụ Selection, tô vẽ đối tượng, cung cấp nhiều hiệu ứng 3D để vẽ các hình khối, vật thể, xử lý các hình ảnh liên quan đến công việc dàn trang báo chí.
Lưu ý nhé, có rất nhiều bạn lầm tưởng rằng chỉ Photoshop mới có thể thiết kế được thôi. Nhưng Illustrator mới hoàn toàn là phần mềm hỗ trợ đắc lực cho bạn để dễ dàng có được những ấn phẩm đẹp. Với ưu điểm vượt trội của mình, Adobe Illustrator được phát triển trên nền đồ họa vector, còn Photoshop chỉ sử dụng đồ họa Pixel. Dù cho bạn có zoom lớn đến mức nào với Adobe Illustrator thì thiết kế của bạn không bị vỡ điểm ảnh. Đó là một lợi thế vô cùng lớn khi bạn sử dụng phần mềm Illustrator để thiết kế.
3.3. Adobe Lightroom
Adobe Lightroom là phần mềm chuyên dụng cho việc chỉnh sửa ảnh, nó có cả phiên bản trên máy tính và điện thoại. Nghe có vẻ khá giống với Photoshop, tuy nhiên chúng có những điểm mạnh riêng.
Các thao tác chỉnh sửa ảnh với Lightroom đơn giản hơn rất nhiều so với Photoshop. Bạn có thể chỉnh sửa các hiệu ứng và màu sắc của nhiều bức ảnh cùng lúc chỉ với một thao tác, chính sửa các thông số ảnh và quản lý ảnh chuyên nghiệp.
Với lightroom, bạn có thể lưu nhiều ảnh vào một tệp và dễ dàng quản lý. Ngoài ra, sau khi chỉnh sửa xong, ảnh sẽ tự động được lưu mới, không cần thực hiện Save as như với Photoshop, ảnh cũ vẫn được giữ nguyên mà không bị mất đi.
Đây là trình chỉnh sửa ảnh thô hay ảnh RAW (ảnh lấy nguyên từ thiết bị ghi hình) cực kỳ tiện lợi và nhanh chóng. Nếu bạn cần phần mềm chỉnh sửa ảnh RAW chuyên nghiệp thì nên sử dụng Lightroom. Tuy nhiên, nếu bạn cần cắt ghép, chỉnh màu, thiết kế, ghép ảnh toàn cảnh hoặc chỉnh ảnh dùng cho in ấn,… thì sử dụng Photoshop sẽ tốt hơn.
3.4. Adobe After Effect
Đã bao giờ bạn tự hỏi làm sao để làm ra các bộ phim boom tấn hàng đầu thế giới với cảnh quay hoành tráng hay những hiệu ứng hấp dẫn được các nhà làm phim dựng lên như thế nào chưa? Bạn muốn hoá thân trở thành Harry Potter, Doctor Strange hay bất kỳ nhân vật nào với những hiệu ứng phù phép kĩ xảo vô cùng ảo diệu? Không đâu khác Adobe Effect, tương thích với tất cả các phần mềm khác của Adobe như Illustrator, Photoshop, Premiere Pro, Encore hay Flash…
Phần mềm đồ họa chuyển động số có thể giúp bạn có được những thước phim vô cùng ấn tượng và không bị giới hạn về công cụ làm việc. Thứ giới hạn duy nhất ở đây đó chính là khả năng sáng tạo của bạn mà thôi.
3.5. Adobe InDesign
Bạn là một người làm việc trong môi trường thiết kế nhiều với các trang web thì không thể bỏ qua InDesign cho công việc của bạn. Sử dụng InDesign là giải pháp để tạo ra các văn bản chuyên sâu về đồ họa. Thiết kế in ấn và trang điện tử rất chuyên nghiệp, giúp bạn tạo ra các sản phẩm ấn tượng như catalogue, brochure, tạp chí, báo, sách, các biểu mẫu, nhãn các sản phẩm, tờ rơi, tờ bướm v,v…
Đây là một công cụ thiết kế và trình bày nhiều công cụ hỗ trợ mạnh mẽ với các điều khiển có độ chính xác rất cao và tương thích với các ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp khác đặc biệt là các ứng dụng đồ họa của Adobe. Không chỉ dừng lại ở đó mà InDesign còn giúp cho bạn quản lý là kiểm soát các tương tác, hoạt họa, phim và nhạc trong bố cục của trang nhằm cuốn hút người đọc.
3.6. Adobe Premiere
Cắt ghép video và chèn nhạc ư? Bạn đang cần biên tập video cho một vài dự án? Chuyện quá đơn giản với phần mềm Adobe Premiere. Là một phần mềm hiệu chỉnh video, bạn có thể sao chép, hiệu chỉnh và chia sẻ video trên nhiều phương diện như net, radio, đĩa… Phần mềm dễ dàng tiếp cận với những người mới sử dụng các phần mềm biên tập video.
Giống như các phần mềm chỉnh sửa, Premiere hoạt động bằng cách input video từ một nguồn bất kỳ vào ổ cứng sau đó cho phép bạn tạo ra các phiên bản sửa mới mà bạn có thể output trở lại vào băng, đĩa hoặc các phương tiện khác nhau.
1 | |
2 | |
3 | |
4 | |
5 | |
6 | |
7 | |
8 | |
9 | |
10 | |
11 | |
12 | |
13 | |
14 | |
15 | |
16 | |
17 | |
18 | |
19 | |
20 |