Mì tôm ăn liền vốn là thứ đồ ăn phổ biến ở nước ta bởi tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên nhiều người quan ngại rằng ăn mì tôm có béo không, có tốt không? Câu trả lời sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết ngày hôm nay.
Thường xuyên ăn mì tôm có béo không
Trung bình một gói mì bao nhiêu calo
Một gói mì bao nhiêu calo? Trung bình một gói mì tôm khoảng 75g ( loại phổ biến ở trên thị trường) sẽ mang đến cho người sử dụng vào khoảng 350 calo.
Lượng calo có trong mì tôm này chứa nhiều carbohydrate, khiến cơ thể tăng 33,7 % chất béo và 10,7 % lượng protein. Nghe qua thì có vẻ việc ăn mì tôm sẽ thúc đẩy quá trình tăng cân. Tuy nhiên sự thật đằng sau lại là không như những gì mà ta tưởng tượng.
Ăn mì tôm có béo không
Theo các số liệu thống kê, một phụ nữ với vóc dáng trung bình sẽ có nhu cầu năng lượng vào khoảng 2.000 calo mỗi ngày, nếu chia thành 3 bữa ăn thì sẽ cần khoảng 600 calo mỗi bữa. Như vậy, rõ ràng một gói mì tôm chỉ cung cấp 350 calo, ít hơn so với nhu cầu cơ thể cần, vì vậy không thể là nguyên nhân tăng cân được.
Trường hợp nếu người dùng là nam giới hay người thường xuyên vận động nhiều, có thể ăn cùng lúc 2 gói mì tôm thì lượng calo sẽ vào khoảng 700 calo thì cũng vẫn chỉ mới đạt mức tạm đủ nhu cầu mà cơ thể cần.
Từ các phân tích gồm các con số cụ thể này, với câu hỏi ‘Ăn mì tôm có béo không?’ thì có thể trả lời là không!
Bên cạnh đó, sở dĩ nhiều người thường có lối suy nghĩ rằng ăn mì tôm làm tăng cân là do mì tôm có nhiều tinh bột từ vắt mì và nhiều thành phần chất béo từ các gói dầu gia vị, dầu chiên trong vắt mì. Kỳ thực, lượng tinh bột có trong 1 vắt mì chỉ tương đương với lượng tinh bột của 1 chén cơm, bún hay phở, tức là vào khoảng 40-50g chất bột đường. Lượng chất béo có trong mì tôm cũng chỉ khoảng 11-13g, trong khi nhu cầu chất béo đối với người bình thường có thể lên tới 60g/ngày.
Vì vậy việc ăn nhiều mì tôm không phải là nguyên nhân tăng cân mà phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống hằng ngày đã cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, giữa lượng năng lượng nạp vào và sử dụng hay chưa, chứ không nhất thiết là do một loại thực phẩm cụ thể nào đó, như là mì ăn liền.
Cách ăn mì tôm không béo, mẹo hay cần nhớ
Để bảo đảm sức khỏe khi sử dụng mì ăn liền, chúng ta có thể thực hiện theo một số cách ăn mì tôm không béo sau đây:
- Bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ trứng hay thịt để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein bị thiếu hụt trong mì ăn liền.
- Có thể sử dụng gia vị bên ngoài như mì chính, bột nêm để thay cho các gói gia vị có sẵn.
- Không nên dùng mì gói thay thế bữa ăn chính và hạn chế tối đa trường hợp cần sử dụng.
- Khi ăn nên trụng mì qua nước sôi trước khi pha để loại bỏ lớp màng tạo màu.
- Tuyệt đối không ăn mì tôm vào ban đêm.
Thường xuyên ăn mì tôm có tốt không
Bên cạnh câu hỏi ăn mì tôm có béo không thì ăn mì tôm có tốt không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Có thể thấy rằng, mì ăn liền sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu thuận tiện trong ăn uống đối với những người có ít thời gian chứ không chú trọng hướng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Có thể lướt qua một số tác hại như sau:
- Không có dinh dưỡng: Ăn mì tôm tạo cảm giác nhanh no đối với dạ dày. Tuy nhiên, thành phần chính của mì tôm là carbohydrate và một ít chất béo và tinh bột. Do đó, sẽ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu nếu chỉ ăn duy nhất mì gói.
- Lão hóa nhanh hơn: Thành phần chất chống oxy hóa có trong mì gói chỉ có tác dụng kéo dài thời gian biến mùi từ sản phẩm. Hoàn toàn không đem lại hiệu quả làm chậm lão hóa đối với cơ thể người, khi dung nạp vào cơ thể lượng lớn có thể khiến lão hóa nhanh hơn.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Theo nghiên cứu, ăn mì tôm nhiều làm tăng lượng cholesterol xấu và là tác nhân khiến cơ thể mắc một số bệnh điển hình là tim mạch hay tiểu đường.
- Ảnh hưởng sức khỏe dạ dày, hệ tiêu hóa: Về bản chất, các sản phẩm ăn liền ví như mì tôm đều phải có các thành phần hương liệu nên về lâu sẽ gây hại cho dạ dày và cản trở quá trình tiêu hóa. Một số trường hợp có thói quen ăn uống thất thường, ăn nhiều mì tôm sẽ làm cho dạ dày bị rối loạn, khó chịu đầy hơi, ăn không tiêu.
- Gây ung thư: Đã có một số kết quả nghiên chứng minh về tác hại của mì ăn liền trong gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là ung thư. Thành phần chất bảo quản hay phụ gia không được kiểm soát chặt. Ở một số cơ sở sản xuất theo tỷ lệ vượt quá mức quy định sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, gây táo bón và về lâu dài dẫn tới ung thư trực tràng.
Kết luận
Trên đây là câu trả lời cho ăn mì tôm có béo không? Hy vọng bạn sẽ là người tiêu dùng thông minh và có những thói quen ăn uống khoa học.