Bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng

Những cơn rối loạn tiền đình có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ khó lường cho sức khỏe. Nếu cảm thấy mình xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ rối loạn tiền đình, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa và tìm hiểu bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh lý liên quan đến khu vực tiền đình. Đây là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên, gây ra tình trạng mất cân bằng tư thế.

roi-loan-tien-dinh-nen-uong-thuoc-gi-1

Rối loạn tiền đình thường gây ra những triệu chứng như:

  • Chóng mặt, choáng váng
  • Mất thăng bằng, gặp khó khăn trong việc giữ tư thế cân bằng
  • Cảm giác quay cuồng, lắc lư
  • Chóng mặt đột ngột khi thay đổi tư thế
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Khó tập trung
  • Giảm thính lực (ù tai)
  • Giảm thị lực (hoa mắt, mắt mờ)…

Hầu hết những triệu chứng này đều thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Chính vì thế, người bệnh dễ bỏ qua chẩn đoán liên quan đến rối loạn tiền đình.

Xem thêm :   Mẹo chạy bộ đúng cách để giảm cân đơn giản mà hiệu quả

roi-loan-tien-dinh-nen-uong-thuoc-gi-2

Bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì?

Rối loạn tiền đình có thể là tiền đề dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, bạn cần thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện ra các triệu chứng có liên quan. Vậy bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì? Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh lý này phải được tư vấn và kê toa của các bác sĩ lâm sàng.

Một số loại thuốc sau đây thường được chỉ định sử dụng:

– Nhóm thuốc kháng histamin:

Các loại thuốc được kể đến như: Promethazine, dimenhydrinate, scopolamine… có tác dụng giảm chóng mặt, chống nôn mửa ngay lập tức. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là buồn ngủ nhiều, rối loạn tiêu hoá. Để giảm bớt các tác dụng phụ này, bệnh nhân nên uống thuốc sau khi ăn no.

– Thuốc có tác dụng làm giảm chóng mặt, buồn nôn:

Acetyl leucin là hoạt chất điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… Tuy nhiên, loại thuốc này có thể tương tác với các loại thuốc khác nếu không được dùng đúng cách theo chỉ thị của bác sĩ.

– Nhóm thuốc có tác dụng ức chế calci:

Flunarizine là loại thuốc có tác dụng phòng ngừa và điều trị triệu chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình. Thuốc có khả năng giúp giảm đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não. Tuy nhiên, thuốc này có thể khiến triệu chứng trầm cảm, buồn ngủ gia tăng, từ đó ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tiêu hóa và trầm trọng hóa tình trạng bệnh ở người bị Parkinson. Chính vì thế, loại thuốc này cần được bác sĩ kê toa và kiểm soát chặt chẽ quá trình uống thuốc của bệnh nhân.

Xem thêm :   Cách lựa chọn bông tẩy trang chất lượng, an toàn với làn da 

– Nhóm thuốc benzodiazepines (diazepam):

Đây là nhóm thuốc có tác dụng an thần, hỗ trợ bệnh nhân giảm bớt trạng thái lo lắng, có thể kê đơn để dùng trong những ngày đầu quá trình điều trị. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng lâu dài vì có thể gây đến tình trạng lờn và lệ thuộc vào thuốc. Bệnh nhân cần phải được kiểm soát chặt chẽ khi sử dụng thuốc này, và phải tuyệt đối tuân thủ toa thuốc và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

– Viên uống điều trị hỗ trợ, tăng tuần hoàn não:

Đây là viên uống có chứa thành phần có chiết xuất Ginkgo Biloba sản xuất theo công nghệ Phytosome còn hỗ trợ giảm thiếu các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, rối loạn vận động.

Xem thêm :   Thường xuyên ăn mì tôm có béo không

Cách phòng ngừa và điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo đơn thuốc bác sĩ kê. Các loại thuốc và liều lượng sử dụng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc và quá trình kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương của bệnh.
  • Tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình. Các bài tập này được sẽ giúp tăng cường hoạt động phối hợp các bộ phận của cơ thể, giúp não nhận biết tín hiệu và xử lý các tín hiệu từ tiền đình thông suốt, nhịp nhàng hơn.
  • Tập thể dục đều đặn: tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn. Đồng thời giảm bớt áp lực, căng thẳng cho người bệnh.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
  • Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết: Nếu các biện pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình trên không có hiệu quả, không cải thiện tình trạng bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Rate this post

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Enable registration in settings - general