Hiện nay, kỹ thuật in ấn đang ngày càng phát triển và mang lại cho con người những tiện ích hết sức quan trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về một trong những kỹ thuật in tiên tiến nhất hiện nay là in lưới và quy trình chi tiết của kỹ thuật này.
In lưới là gì?
Là một dạng trong kỹ thuật in ấn, kỹ thuật in này còn được gọi là in lụa. In lụa là tên thông dụng do giới thợ in đặt ra xuất phát từ thời điểm bản lưới của khuôn in được làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi bản lưới lụa có thể được thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi của nó được mở rộng ra là in lưới.

In lưới là gì?
In lưới được thực hiện theo nguyên lý giống như kỹ thuật in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ cần một phần mực in được thấm qua lưới in, sau đó in lên vật liệu in bởi vì trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi loại hóa chất chuyên dùng.
Kỹ thuật in này có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu cần in như ni lông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, các mạch điện tử, một số sản phẩm bằng kim loại, gỗ, giấy… hoặc được sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong quá trình sản xuất gạch men.
Tham khảo: https://trungtaminan.com.vn/in-tui-giay/
-
Quy trình in lưới
Cho dù là phương pháp in thủ công, bán thủ công hay thực hiện bằng máy thì kỹ thuật in lưới cũng bao gồm những công đoạn chính như sau: làm khuôn in; chế tạo bàn in, dao gạt; pha chế chất tạo màu, hồ in và in.
+ Làm khuôn in
Khuôn in có thể được làm bằng gỗ hay kim loại, trên đó đã được căng tấm lưới đã tạo những lỗ trống để giúp mực in có thể chảy qua dễ dàng trong quá trình in. Quá trình tạo ra những lỗ trống này được gọi là “chuyển hình ảnh cần in” lên khung lưới. Thời gian đầu thợ in thường sẽ dùng phương pháp chuyển trực tiếp bằng cách vẽ mực lên lớp nến trắng, vẽ trên lớp đất sét hay vẽ lên lớp dầu bóng nhưng về sau người ta dùng phương pháp gián tiếp như vẽ trên giấy nến hoặc ngày nay đa số đều dùng phương pháp cảm quang.
- Vẽ trên lớp nến trắng là kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút bằng gỗ hoặc tre để khắc hoa văn lên tấm lưới đã được nhúng vào dung môi nến nóng chảy và làm nguội.
- Vẽ trên lớp đất sét là kỹ thuật tạo lỗ trống trên lưới in bằng cách dùng bút bằng gỗ,tre hoặc kim nhọn để khắc, đục lỗ theo các hình dạng hoa văn trên một tấm lưới đã được nhúng vào hồ đất sét và đã làm khô.
- Vẽ trên lớp dầu bóng là kỹ thuật tạo lỗ trống trên lưới in bằng cách dùng bút lông để vẽ các hình dạng hoa văn trên tấm lưới đã được quét lớp dầu bóng và làm khô. Sau khi được vẽ nhiều lần sẽ tạo ra những lỗ trống cần thiết trên bề mặt lưới chuẩn bị cho quá trình in ấn.
- Vẽ trên giấy nến là phương pháp gián tiếp để giúp tạo những lỗ trống trên bề mặt của lưới in. Người ta dùng dao “khắc” hình trên giấy nến để tạo ra những khoảng trống cần thiết, úp mặt của giấy nến đã khắc lên lưới và dùng bàn ủi để làm nóng chảy nến. Sau khi để nguội, những chỗ không cần thiết đã được nến bít lại.
Ngày nay, phương pháp cảm quang được xem là phương pháp tiến bộ trong quá trình chế tạo bản in. Với phương pháp nayg người ta có thể sao chép lại các tác phẩm nghệ thuật nhưng vẫn giữ được tính chân thực về đường nét của nó.
Kỹ thuật in lưới được ứng dụng trong việc chế tạo các bo mạch điện tử. Các bản vẽ sẽ được thực hiện trên máy tính ở trước công đoạn làm phim.
Việc lựa chọn lưới in hay không sẽ đóng vai trò quyết định đến chất lượng in ấn, nhất là độ mịn và độ nét của hình ảnh mà bạn cần in. Các thông số quan trọng của lưới chính là độ mịn của lưới và tỷ lệ đường kính sợi lưới cùng chiều rộng mắt lưới. Khi in trên giấy, thông thường người ta chọn lưới có ký hiệu T90 – T140; khi in bao bì PVC: T120-T180; khi in vải T30-T100…
Sau khi định vị xong khuôn in lên bàn in, các vật liệu cần in và đặt dưới lưới in. Người ta cho mực in thích hợp với lượng cần thiết vào khuôn in, sau đó dùng dao gạt để giúp mực thấm qua lưới và có thể ăn vào sản phẩm cần in. Điều chỉnh chính xác lượng mực in, tốc độ gạt để giúp sản phẩm in ra đạt kết quả tốt nhất.
Sau khi in xong, mực in lúc này chỉ mới được cố định cơ học tạm thời trên vật liệu nó nên cần có quy trình xử lý để giúp gắn màu cố định cho hình in. Tùy vào loại mực in, vật liệu in để có được những cách xử lý thích hợp nhất như là: sấy, hấp, gia nhiệt khô, hiện màu ướt trong dung dịch axit loãng, hay hiện màu theo phương pháp ngâm ép, cuộn ủ lạnh…
Tham khảo: https://trungtaminan.com.vn/in-hop-giay/