Nếu là một người am hiểu về công nghệ thông tin thì chắc các thuật ngữ như Mainboard, Main hay Bo mạch chủ,…không còn xa lạ gì với bạn. Tuy nhiên, nếu là một người mới bước chân vào lĩnh vực này, muốn tìm hiểu rõ hơn về các linh kiện điện tử có trong các thiết bị như laptop, máy tính để bàn…. thì chắc chắn bạn phải hiểu được mainboard là gì và các thành phần có trong mainboard. Ở bài viết dưới đây Wiki19.com sẽ cùng bạn tìm hiểu về thuật ngữ này nhé!
Khái niệm Mainboard
Thuật ngữ Mainboard này còn được biết đến với những tên gọi khác như motherboard, main máy tính hay bo mạch chủ. Đây thực chất là một bảng mạch đóng vai trò nền tảng trong một bộ máy tính, được ví như xương sống trong cơ thể người. Tại đây nó gắn kết các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau để tạo thành một thể thống nhất giúp thiết bị của bạn có thể hoạt động trơn tru.
Nhờ có mainboard mà các linh kiện của máy được cung cấp điện năng và hoạt động bình thường. Không những vậy, thành phần này cũng quyết định những linh kiện nâng cấp khác có thể kết nối vào được hay không.
Ngoài những vai trò trên thì mainboard còn có thể điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị. Không những vậy, đây còn là linh kiện quyết định đến tuổi thọ của thiết bị đó.
Các thành phần có trong mainboard là gì?
Trong Mainboard có 2 chipset rất quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu Nam. Vai trò của 2 chipset này đó chính là nối các thành phần cắm vào Mainboard như giữa CPU với RAM hay giữa CPU với VGA Card,…Giữa các thiết bị thường có tốc độ truyền tải khác nhau gọi là tốc độ Bus, do đó chúng cần được đưa qua North Bridge và South Bridge để xử lý lại tốc độ Bus, từ đó giúp máy tính có thể hoạt động một cách thống nhất. Để tìm hiểu rõ hơn về các thành phần này trong Mainboard, bạn có thể theo dõi phần dưới đây của bài viết.
South Bridge (SB) và North Bridge (NB) – Thành phần có trong Mainboard
Đây là hai thành phần có vai trò kết nối các thành phần trên Mainboard với các thiết bị ngoại vi bằng cách thay đổi, điều chỉnh, xử lý tốc độ bus. Với mỗi mainboard có socket khác nhau thì SB chipset và NB chipset cũng khác nhau.
Hiện nay đa phần các chipset đều được tích hợp sẵn Sound Card và Video Card nên NB chipset và SB chipset không cần phải gắn thêm các card rời nếu bạn không có nhu cầu cao về đồ họa, hay chơi game cấu hình cao,…
Đế cắm CPU trong Mainboard
Mỗi loại Mainboard lại thích hợp với CPU riêng, do đó mainboard cũng yêu cầu phải có đế cắm CPU riêng. Hiện nay có rất nhiều loại đế cắm CPU như:
- Socket 775 – Socket T: đây là đế cắm CPU được ra mắt vào năm 2004 và hiện nay đã trở nên khá lỗi thời, chỉ thích hợp với những người dùng yêu cầu hiệu năng thiết bị thấp.
- Socket 771 – Socket J: Loại đế cắm này ra đời năm 2006 và chỉ chuyên được dùng cho các dòng máy chủ. Socket này thích hợp với Intel Dual Core Xeon E/X/L 5xxx, Intel Quad Core Xeon E/X/L 5xxx.
- Socket AM2 ra đời năm 2006 dành riêng cho CPU của hãng AMD.
- Socket AM2+ ra đời năm 2007 và cũng dành riêng cho CPU AMD.
- Socket 441 ra đời năm 2008, dành riêng cho Intel Atom. Loại socket này có hiệu năng không cao nên chỉ dùng trong laptop.
- Socket 1366 – Socket B ra đời năm 2008, hỗ trợ Core i3, i5 và i7 và hiện nay vẫn được sử dụng bởi Intel Xeon W3690.
- Socket AM3 ra đời năm 2009 bởi AMD và cũng chỉ dùng riêng cho CPU của AMD.
- Socket 11566 – Socket H1 ra đời năm 2009. Đây là loại đế cắm CPU được thiết kế dành riêng cho CPU và chipset mới của Intel.
- Socket G34 và Socket C32 ra đời năm 2010 bởi Công ty AMD.
- Socket 1248 và Socket 1567 được sản xuất dành riêng cho các loại máy chủ.
- Socket 1155 – Socket H2 ra đời năm 2011 để thay thế cho socket 1156. Loại socket này thường được dùng trong những bộ máy tính cao cấp với mức giá không hề rẻ.
Trên đây là một số thông tin quan trọng mà bạn cần biết về mainboard, giúp bạn hiểu hơn “Mainboard là gì?”. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có được thông tin và kiến thức để lựa chọn cho mình một dàn máy vi tính để bàn, laptop phù hợp với hiệu năng tốt nhất.